Cách đây 1 tháng, bé N.T .T (7 tuổi, Đồng Tháp) bị té gãy tay nên người nhà đã đưa bé đi bó lá thuốc. Tuy nhiên, tình trạng cánh tay của bé vẫn không cải thiện mà ngày càng sưng to. Bé được người nhà đưa vào Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long nhập viện với tình trạng biến dạng đầu dưới xương cánh tay phải và khả năng vận động khủyu tay bị giới hạn.
Qua thăm khám và kết quả cận lâm sàng ghi nhận bé T. bị tình trạng cal xấu, biến dạng đầu dưới xương cánh tay phải, kèm tật thừa ngón tay phải, có chỉ định phẫu thuật. Ngày 27/08/2019, ca phẫu thuật được BS.CKII. Phan Văn Tiếp – chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chấn thương chỉnh hình nhi trực tiếp phẫu thuật bằng phương pháp mở ra lấy hết phần cal xương xấu, xếp lại và cố định xương bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau cùng là bó bột khuỷu tay.
Ảnh chụp X-quang ghi nhận tình trạng trước phẫu thuật, có nhiều cal xương xấu.
Ảnh ghi nhận sau phẫu thuật, khi bé được lấy hết phần cal xương xấu, xếp xương và cố định xương bằng dụng cụ chuyên dụng.
Chuyên gia Phan Văn Tiếp cho biết: – Xương gãy có sụn tăng trưởng khác hoàn toàn với người trưởng thành, xương di lệch tùy theo cơ chế tai nạn và các cơ bám ở vùng khủyu co kéo. Cho nên không có X-Quang và màn tăng sáng thì không thể chẩn đoán và điều trị được. Đối với xương gãy mới có di lệch nhờ máy móc hiện đại như X-Quang, màn tăng sáng, thầy thuốc phải nắn và cố định không cần rạch da; Nếu nắn không được thì mới mổ xếp lại xương. Xương gãy nếu được nắn tốt tế bào xương sẽ nối hai đầu xương gãy lại theo cơ chế tự nhiên. Nếu có sự tác động phía ngoài (xoa bóp, đắp thuốc). Tế bào tạo xương sẽ lan rộng vào khớp, vào cơ và tạo xương ở đó như vậy cơ thành xương sẽ làm mất đi chức năng vận động.
Với trường hợp bé nhi này nếu không mổ điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bị cứng khớp, giới hạn cử động do ảnh hưởng tác dụng của lá thuốc làm cho cal xương xấu đi, làm viêm cơ hóa cốt (phần cơ biến thành xương và gây hạn chế cử động) lâu ngày sẽ dẫn đến có tật ở cánh tay. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thoái hóa khớp sớm gây đau nhiều hoặc thậm chí sẽ rất khó khăn trong vận động sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trẻ em thì thường hiếu động chơi đùa, leo trèo, chạy nhảy…, do chưa có ý thức bảo vệ nên dễ xảy ra tại vùng khuỷu là chiếm cao nhất như: Gãy trên hai lồi cầu, gãy chi trên, gãy lồi cầu ngoài, gãy chỏm xương quay, gãy 2 xương cẳng tay. Vì vậy, khi gặp những trường hợp trên phụ huynh cần hết sức cẩn thận mau chóng đưa trẻ đến khám và điều trị tại các bệnh viện lớn có đầy đủ chuyên khoa.
Gặp tai nạn khi lái xe, chị P.B.N (42 tuổi, Hóc Môn) bị chân chống xe máy đâm xuyên cẳng chân trái và được người dân […]
Nữ bệnh nhân Campuchia đã vượt qua những cơn đau tức ngực và thoát khỏi nguy cơ ung thư gan xâm lấn nhờ phẫu thuật cắt […]
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma bị thủng, giải quyết triệt […]
Vừa qua, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An vừa điều trị thành công cho người bệnh lớn tuổi bị thoát […]