Ảnh tiêu biểu

BVXA – VL: ĐẾN KHÁM VÌ ĐAU MỎI CHÂN, PHÁT HIỆN TẮC MẠCH, ĐỐI MẶT NGUY CƠ ĐOẠN CHI

Vừa qua, Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam L.V.H (69 tuổi, ngụ phường 2, TP.Vĩnh Long) trong tình trạng đau hai chân khi đi lại. Cách nhập viện khoảng 1 năm bệnh nhân thấy mỏi và bị đau vùng cẳng chân và bàn chân hai bên khi đi lại, khoảng cách xuất hiện triệu chứng đau khi đi ngắn dần, lúc đầu đi được khoảng 300m mới có triệu chứng đau chân, sau đó giảm dưới 150m. Vùng mặt trong cẳng chân phải 1/3 dưới có vết loét khó lành. Bệnh nhân có điều trị thuốc nhưng không giảm. Cách nhập viện một tháng bệnh nhân cảm thấy đau hai chân khi đi nhiều hơn nên nhập viện tại Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long. Bệnh nhân có tiền sử Đái tháo đường type 2 khoảng 27 năm, tăng huyết áp và bệnh tim thiếu máu cục bộ khoảng 11 năm.
Qua thăm khám lâm sàng các Bác sĩ cho biết: Vết loét cẳng chân phải 1/3 dưới, màu sắc 2 chân hơi tái nhạt, không hồng ấm, mạch khoeo, mạch mu chân, mạch chày sau không bắt được. Bệnh nhân được làm các phương tiện cận lâm sàng chẩn đoán như: Siêu âm,chụp CT scan, chụp DSA mạch máu 2 chi dưới: cho thấy tình trạng tắc động mạch đùi 2 bên, hẹp và tắc rãi rác các mạch máu ở vùng cẳng chân 2 bên và bệnh lý mạch vành.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật “bắc cầu động mạch đùi – khoeo 2 bên” bằng cách ghép tĩnh mạch hiển lớn tự thân, ca mổ kéo dài trong khoảng thời gian 7 giờ. Sau mổ 2 chân bệnh nhân hồng ấm, mạch chân 2 bên bắt được, bệnh nhân đi lại không thấy đau như lúc trước mổ và được xuất viện.
x1
x3
x4
x5
Ảnh chụp trong lúc phẫu thuật cho bệnh nhân
x6
Ảnh bác sĩ thăm khám bệnh nhân
Bác sĩ CKII. Hà Bửu Kiếm – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực cho biết: Bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới khá thường gặp đặc biệt ở những người có nguy cơ cao như: đái tháo đường, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,… Bệnh có thể từ mức độ nhẹ (hẹp) đến nặng (tắc hoàn toàn), nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu máu chi nặng (đau nhức chân, tê chân, loét chân, mất vận động và cảm giác,…) hoặc hoại tử chi buộc phải đoạn chi.
Do đó khi bà con có những triệu chứng bất thường ở chân như: đau nhức chân khi đi lại, biến đổi màu sắc ở chân, tê chân, yếu hoặc mất vận động ở chân, loét ở chân, hoại tử các đầu ngón chân,… thì nên đến các cơ sở y tế để được khám điều trị, đặc biệt ở các bệnh viện có chuyên khoa sâu để được khám và điều trị đúng và kịp thời.
  • Ngày đăng: 08/10/2020
  • Ngày cập nhật: 08/10/2020

Bình luận

Tags

Tin tức mới nhất

Chương trình ưu đãi

Gọi cấp cứu
Tổng đài: 1800 9075 Cấp cứu 24/24: (083) 999 9910 CC Củ Chi: (028) 379 6699 CC Vĩnh Long: (0270) 6250 999 CC Long An: (0272) 364 999 CC Tây Ninh: (0276) 3762 999