KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
[breadcrumb]“VỆ SINH SẠCH SẼ - SỨC KHỎE NÂNG CAO”
1. TỔNG QUAN
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của bệnh viện, ngày 15 tháng 5 năm 2014. Khoa KSNK Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á đã chính thức đi vào hoạt động.
Khoa gồm có 5 tổ:
- Tổ giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa lâm sàng
- Tổ khử khuẩn - tiệt khuẩn
- Quản lý và cấp phát dụng cụ khoa phòng
- Tổ đồ vải
- Tổ giám sát và quản lý chất thải bệnh viện.
2. DỊCH VỤ
Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi trình ban Giám Đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng các qui định,qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn dựa trên cơ sở các qui định hướng dẫn chung của Bộ Y tế để trình Ban Giám Đốc phê duyệt và đưa vào triển khai tại bệnh viện.
- Phối hợp các khoa phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:
- Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Phát hiện, tiếp nhận báo cáo về những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa vi sinh. Qua đó khoa KSNK đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
- Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
- Kiểm tra, đôn đốc nhân viên y tế, người bệnh, thân nhân bệnh nhân, và khách thực hiện đúng qui định về KSNK trong công tác khám chữa bệnh.
- Nghiên cứu khoa học, tuyên truyền huấn luyện chỉ đạo về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho từng khoa phòng.
- Quản lý giám sát các hoạt động khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải bệnh viện, cung cấp dụng cụ vô khuẩn hóa chất sát khuẩn, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện.
- Theo dõi báo cáo đánh giá phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp của nhân viên y tế liên quan đến tác nhân vi sinh vật.
- Phối hợp với khoa Vi sinh, Dược và các đơn vị lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân về vệ sinh tay. Phối hợp cùng các khoa/phòng và thành viên thuộc Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm phát hiện, giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Theo dõi các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Điều tra những vụ dịch trong bệnh viện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Chuẩn hóa các quy trình khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho phù hợp với tình hình thực tại của bệnh viện.
- Chuẩn hóa và quản lý việc xử lý chất thải trong bệnh viện.
- Kiểm tra đôn đốc vệ sinh bệnh viện ,vệ sinh khoa phòng ,vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.
- Quản lý chất lượng đồ vải.
- Quản lý môi trường bệnh viện.
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện về chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.
Thành quả đạt được:
- Góp phần không nhỏ trong công tác điều trị cho bệnh nhân.
- Mang lại sự an toàn cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện từ lúc vào viện cho đến khi ra viện.
- Đóng góp tích cực vào cuộc đổi mới bệnh viện về phát triển các kỹ thuật cao (đảm bảo điều kiện vô khuẩn cho phẫu thuật nội soi, hồi sức tích cực…).
- Xây dựng được qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện.
- Quản lý chất lượng đồ vải các khoa, phòng.
- Phối hợp khoa xét nghiệm (vi sinh) kiểm tra định kỳ và đột xuất về chất lượng tiệt khuẩn các dụng cụ & môi trường.
3. TRANG THIẾT BỊ
Khoa KSNK được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thực tế của bệnh viện:
- Máy hấp 121oC: 03 cái
- Máy nhiệt độ thấp: 01 cái
- Máy giặt công nghiệp thế hệ mới: 02 cái
- Máy sấy đồ vải: 01 cái
- Máy phun khử khuẩn bề mặt qua đường không khí: 01 cái
- Máy đóng ép dụng cụ: 02
- Máy rửa dụng cụ: 01
- Máy sấy làm khô dụng cụ: 01
- Máy vi tính: 01
4. ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ
Khoa KSNK có nhiều thế mạnh về nhân sự:
4.1. Nhân sự:
Đội ngũ nhân lực khoa KSNK đều có trình độ chuyên môn ngành y ,tác phong nhanh nhẹn đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế của bệnh viện mang lại hiệu quả cao cho hoạt động KSNK.
4.2. Về đào tạo – Nghiên cứu khoa học:
Đào tạo:
- Đào tạo về KSNK cho bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng và các đối tượng liên quan về chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Xây dựng chương trình phối hợp tập huấn, thông tin và truyền thông, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế trong bệnh viện.
Nghiên cứu khoa học:
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Tỷ lệ lưu hành của các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Tình hình đề kháng kháng sinh.
- Hiệu quả của chương trình can thiệp đối với các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Hiệu quả giảm mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên đồ vải y tế sau khi sử dụng.
4.3. Định hướng phát triển:
- Xây dựng mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Đồng thời góp phần cải thiện việc sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện.
- Xây dựng các qui trình, các bảng kiểm phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Xây dựng mô hình tiệt khuẩn trung tâm đạt chuẩn.
- Cập nhật nhiều kỹ thuật tiên tiến và triển khai các ứng dụng trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Xây dựng mô hình giáo dục và các qui trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn, đồ vải theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức WHO.