Trẻ nhỏ thường hiếu động thích nô đùa, leo trèo, chạy nhảy… và chưa có ý thức an toàn khi vui chơi. Vì vậy nguy cơ chấn thương xương là rất lớn. Việc điều trị chấn thương ở trẻ nhỏ không đúng chuyên môn sẽ dẫn đến những biến chứng muộn đáng tiếc như: giới hạn vận động khớp, lệch trục, cứng khớp,…
Ngày 05/04/2018, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã tiếp nhận phẫu thuật gãy chỏm quay tay trái lâu ngày có biến chứng cứng khớp khuỷu trái cho bé T.H.( 8 tuổi, ngụ tại Quận 8, TP.HCM). Sau thời gian dài bó thuốc, khuỷu tay trái của bệnh nhi không thể co bình thường được.
Đây là một trường hợp chấn thương gãy chỏm quay trễ ở trẻ nhỏ. Do điều trị không đúng cách bằng việc bó thuốc nam ở thầy lang không có chuyên môn, dẫn đến bệnh nhi bị cứng khớp, mô xơ bị dính lại. Việc điều trị phẫu thuật đòi hỏi kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh nhi.
Người nhà cho biết cách nhập viện 3 tháng, bé H. có té ngã khi nô đùa cùng bạn tại trường học. Do thấy bé không xây xác gì nhiều, chỉ bị đau, nên người nhà chủ quan dẫn bé đi bó thuốc nam tại thầy lang không có chuyên môn. Nhưng sau 3 tháng, tình trạng đau nhức của bé vẫn không thuyên giảm, kèm theo triệu chứng khó khăn khi vận động tay do cứng khớp.
Qua tìm hiểu, người nhà đã đưa bé đến khám tại phòng khám Chấn thương chỉnh hình nhi tại BVXA do BS.CK2. Phan Văn Tiếp (nguyên trưởng khoa CTCH Nhi – Bệnh viện CTCH Tp.HCM) trực tiếp thăm khám. Bác sĩ Tiếp xác định chẩn đoán bé bị gãy chỏm quay nhưng do không điều trị kịp thời khiến chỏm quay bị hoại tử và dính chặt bằng mô xơ, gây biến chứng giới hạn cử động khớp.
Với tình trạng của bé cần phải phẫu thuật điều trị lấy bỏ chỏm quay, giải phóng khớp khuỷu bằng phương pháp cơ học. Sau cùng là nẹp bột cánh tay cho bé. Sau phẫu thuật, hiện tại bé đã cử động tốt, nhưng phải tích cực tập vật lý trị liệu.
BS. Tiếp cho biết: “Đối với trẻ nhỏ khi mà gãy xương cần phải khám chuyên khoa, vì ở trẻ con xương là sụn, chụp xquang rất khó thấy tổn thương. Ngoài ra, sụn tăng trưởng ở trẻ nếu bác sĩ không có chuyên khoa sẽ dễ nhầm lẫn với gãy. Đồng thời gãy xương ở vùng khớp cần phải điều trị sớm, nếu không sẽ bị cứng khớp. Trường hợp đến muộn sẽ phải mổ lấy bỏ chỏm, mặc dù tầm hoạt động của khớp khuỷu hiện tại sẽ vẫn hoạt động tốt, nhưng khi tiến triển thêm rất khó tiên lượng do trẻ nhỏ còn đang phát triển. Khuỷu có thể lỏng lẻo và thoái hóa khớp, khi ở tuổi người lớn khuỷu sẽ yếu đi.
Vì vậy, với những chấn thương ở trẻ con, cần phải đi khám tại những bệnh viện lớn có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình nhi để phân biệt là có gãy xương hay không, hoặc khi gãy ở vùng khớp phải điều trị thật sớm. Việc điều trị tại các thầy lang không có chuyên môn sẽ dẫn đến những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.”
Thường xuyên nôn ói khi ăn khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh nhân H. T. T. L (45 tuổi, Bình Tân) đi khám và được chẩn […]
Ra nước dịch vàng âm đạo suốt 3 tháng và rong kinh kéo dài 20 ngày, người phụ nữ 52 tuổi cùng chồng bắt xe từ […]
Trong lúc làm việc, người đàn ông 43 tuổi không may bị thanh gỗ dài 60cm văng đập trúng bụng gây đau nhiều. Người bệnh được […]
Tưởng chừng không qua cơn nguy kịch do nhồi máu cơ tim cấp, nhưng trong gang tấc người đàn ông 54 tuổi đã vượt thoát “cửa […]