Tắc động mạch mạn tính chi dưới là tình trạng một động mạch nào đó cung cấp máu cho chi dưới bị hẹp hay bị tắc hoàn toàn, làm giảm hoặc không có máu đến nuôi chi dẫn đến tổn thương và hoại tử chi, nghiêm trọng hơn, có thể sẽ phải đến quyết định cắt cụt chi.
Viêm tắc động mạch chi dưới là bệnh lý dễ bị bỏ qua do bệnh có triệu chứng không rõ ràng và thường được chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già. Năm 2010, trên thế giới có khoảng 202 triệu người mắc BTĐMMT của các chi. Năm 2013, số tử vong vào khoảng 41.000 người (so với năm 1990 – khoảng 16.000 người).
Vừa qua, Bệnh viện Xuyên Á – Vĩnh Long tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam T.V.H. (64 tuổi, ngụ Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) bị đau cách hồi chân phải khi đi lại dưới 10 mét, loét ngón 5 bàn chân phải không lành, mạch mu chân phải không bắt được, bàn chân phải nhợt nhạt và lạnh hơn so với chân trái. Bệnh nhân có điều trị bằng thuốc nhưng không thuyên giảm. Bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp, hẹp 3 nhánh mạch vành và hút thuốc lá 1gói/ngày/50 năm.
Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán “Tắc hoàn toàn động mạch đùi nông phải mạn tính # 20cm”, phân độ theo Leriche-Fontaine là độ IV, phân độ theo tổn thương mạch máu là TASC D và có chỉ định phẫu thuật.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật bắt cầu động mạch đùi – khoeo phải với đoạn ghép là tĩnh mạch hiển lớn tự thân bên phải. Bác sĩ bộc lộ động mạch đùi bên phải thấy tắc hoàn toàn động mạch đùi nông từ sau chỗ chia đến động mạch khoeo, lòng mạch có nhiều mảng xơ vữa và huyết khối cũ gây bít tắc, tiến hành lấy tĩnh mạch hiển lớn phải dài khoảng 25cm, xử lý với dung dịch kháng đông Heparin, 2 đầu động mạch cũng được bơm rữa và làm sạch mảng xơ vữa + huyết khối với dung dịch kháng đông Heparin. Sau đó, tiến hành ghép tĩnh mạch hiển lớn một đầu vào động mạch đùi chung phải và một đầu vào động mạch khoe phải. Sau khi ghép kiểm tra thấy dòng máu lưu thông tốt, bàn chân phải hồng ấm, mạch mu chân phải rõ.
Ảnh chụp đoạn động mạch đùi bị tắc
Ảnh chụp cầu nối động mạch đùi – khoe (P)
Phẫu thuật kéo dài trong 3 giờ. Chỉ sau khoảng 3 ngày, bệnh nhân đã có thể đi lại được, giảm mỏi chân và đi xa hơn, vết loét ở ngón 5 chân phải tiến triển lành tốt. Bệnh nhân được xuất viện sau đó trong tình trạng đi lại bình thường và không bị đau chân.
Qua trường hợp này BS.CKII. Hà Bửu Kiếm – Trưởng Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh Viện Xuyên Á – Vĩnh Long khuyến cáo các bà con, bệnh nhân có những triệu chứng như: đau chân khi đi lại hoặc nghỉ ngơi, vết loét ở chân lâu lành, màu sắc chân nhợt nhạt và lạnh thì nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa mạch máu để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ chân bị hoại tử và cắt cụt chi.
Khoa Nội soi Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa gắp một con sán lá gan kích thước 20mm sống trong ống mật chủ bằng kỹ […]
Trong vòng hai tuần, Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh đã tiếp nhận liên tiếp hai nữ sinh nhập viện cấp […]
Mới đây, khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận bệnh nhân nam là anh B.M.H, 30 tuổi, […]
Trong lúc nấu ăn, người phụ nữ 43 tuổi, ngụ tại Long An gặp phải tai nạn nghiêm trọng khi một chiếc kéo rơi từ trên […]