Ảnh tiêu biểu

Sống khoẻ cùng BVXA-Kỳ 36: Bệnh Tay Chân Miệng – Mối họa lơ lửng đối với trẻ em.

Ngày 19/11/2016 vừa qua, Trung tâm y tế dự phòng Đắk Lắk cho biết trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh nhân là cháu Êban Lý My Anh (25 tháng tuổi, ngụ tại huyện Krông Bông). Có thể nói, bệnh tay chân miệng như mối họa lơ lửng trên đầu trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nhất là trong bối cảnh bệnh này chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm ghi nhận 3.917 trường hợp nhập viện vì bệnh tay chân miệng. Hiện nay, căn bệnh này đã trở thành nỗi lo thường trực của những bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mẫu giáo, khiến căn bệnh có điều kiện lây lan mạnh. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì có thể lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng.
Bệnh tay chân miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như: viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân, thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh, có thể trong 24 giờ. Vì vậy, việc hiểu biết và phòng bệnh cho trẻ nhỏ là rất cần thiết. Trong chuyên mục hôm nay, chúng ta sẽ điểm qua các thông tin hữu ích về căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

1) AI THƯỜNG MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG?

– Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường mắc bệnh tay chân miệng.
– Trẻ lớn và người lớn ít mắc bệnh nhưng có thể mang mầm bệnh truyền cho trẻ nhỏ.

2) BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Biểu hiện của bệnh là nốt bóng nước trên nền hồng ban ở lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu, gối, mông, đôi khi chỉ có loét miệng giống như lở miệng thông thường.

Trẻ bị tay chân miệng thường có nốt bóng nước trên nền hồng ban ở lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu, gối, mông, đôi khi chỉ có loét miệng giống như lở miệng thông thường.

3) DẤU HIỆU NÀO CHO BIẾT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRỞ NẶNG?

– Sốt cao liên tục, ói nhiều, quấy khóc, hoảng hốt.
– Ngủ gà, ngủ giật mình chới với, nhất là lúc bắt đầu ngủ.
– Run tay chân, đi loạng choạng.
– Vã mồ hôi, thở bất thường.

Sốt cao liên tục là một trong những dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng.

4) BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Trẻ có thể bị bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc:
– Trực tiếp với trẻ bệnh.
– Giọt nước bọt trẻ bệnh bắn ra từ miệng khi tiếp xúc gần khoảng 1m.
– Đồ chơi, vật dụng,sàn nhà…nhiễm vi rút từ dịch mũi họng, phân của trẻ bệnh.
– Bàn tay người chăm sóc, người thân bị nhiễm vi-rút khi bồng ẵm trẻ khỏe mạnh mà không rửa tay trước đó.

5) CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

a. Làm sao để phòng bệnh tay chân miệng lây lan trong cộng đồng?
– Trẻ em và người lớn thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
– Vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần các khu vực, vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc.

Giữ sạch bàn tay cho trẻ để phòng ngừa bệnh tay chân miệng.
b. Nên rửa tay khi nào?
Trẻ em và người lớn nên rửa tay :
– Trước khi chế biến thức ăn,thức uống.
– Trước khi vào lớp học.
– Trước khi chăm sóc,bồng ẵm trẻ.
– Sau khi đi vệ sinh, sau khi xử lí phân và chất thải.
– Sau khi vui chơi, hoạt động ngoài trời.
– Sau khi về đến nhà và bất cứ khi nào thấy bàn tay dơ.
c. Vệ sinh nhà cửa và vật dụng hàng ngày như thế nào ?
– Vệ sinh hàng ngày khu vực sinh hoạt và vật dụng,đồ chơi của trẻ bằng nước và xà phòng.
– Giặt sạch quần áo của trẻ và người lớn hằng ngày.
d. Khi chưa có trẻ bệnh nên khử khuẩn như thế nào?
– Khử khuẩn khu vực sinh hoạt,vật dụng đồ chơi ít nhất 1 lần /1 tuần.
– Nếu dùng cloramin B, cứ 1 lít nước pha với 1 muỗng cà phê cloramin B.
– Nếu dùng javel thì pha gấp đôi nồng độ đã ghi trong hướng dẫn của sản phẩm.

Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi.

6) XỬ TRÍ KHI TRẺ CÓ BỆNH

a. Tại nhà:
– Cho trẻ nghỉ học và đi khám tại trạm y tế hay bệnh viện, khám chuyên khoa nhi.
– Báo cho giáo viên hoặc trạm y tế phường xã.
– Vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác.
b. Tại trường học:
– Giáo viên báo ngay cho phụ huynh để đưa trẻ đi khám bệnh, đưa trẻ về nhà.
– Có nơi cách ly tạm thời ở trường, tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác.
– Khử khuẩn phòng học ngay theo hướng dẫn.
c. Khử khuẩn trong trường hợp có trẻ bệnh như thế nào?
– Cứ 1 lít nước sử dụng thì pha 5 muỗng cà phê cloramin B.
– Khử khuẩn liên tục trong 10 ngày tại nhà có trẻ bệnh và các nhà ở khu vực xung quanh theo quy định của y tế.
d. Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng như thế nào?
– Dùng thuốc hạ sốt – lau mát khi sốt.
– Cho trẻ ăn thức ăn mểm, lỏng, không nóng để tránh đau miệng.
– Tránh cạy vỡ các bóng nước.
– Theo dõi các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
  • Ngày đăng: 21/11/2016
  • Ngày cập nhật: 01/07/2017

Bình luận

Tags

Tin tức mới nhất

Chương trình ưu đãi

  • KHU ĐIỀU TRỊ UNG BƯỚU KỸ...
    Khởi nguồn từ mong muốn mang đến cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả và chi phí hợp lý.
  • ƯU ĐÃI THAI SẢN
    Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tự hào là đơn vị uy tín với đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tiếp sức cho hàng triệu sản phụ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận vượt cạn thành công.
Gọi cấp cứu
Tổng đài: 1800 9075 Cấp cứu 24/24: (083) 999 9910 CC Củ Chi: (028) 379 6699 CC Vĩnh Long: (0270) 6250 999 CC Long An: (0272) 364 999 CC Tây Ninh: (0276) 3762 999