ntk
okVi khuẩn HP có vai trò chính gây nên các bệnh đường tiêu hóa, thường là bệnh viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng và nguy hiểm nhất là có khả năng gây ung thư dạ dày
Trong chuyên mục “Sống khỏe cùng BVXA – Kỳ 10”, BS. CKII Đặng Văn Hội – Trưởng khoa Nội tổng quát BVXA đã thông tin đến chúng ta về bệnh viêm loét dạ dày trá tràng. Trong chuyên mục hôm nay, BS. Hội sẽ đi sâu tư vấn về vấn đề nhiễm HP gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây.
HP (Helicobacter pylori) lần đầu tiên được hai nhà khoa học người Úc cấy thành công vào tháng 04 năm 1982 và đặt tên là Helicobacter pylori vào năm 1989. Đó là một loại xoắn khuẩn Gram âm, đặc biệt là nó sống được trong lớp niêm mạc dạ dày, nó khác với các loại vi khuẩn khác ở điểm này.
Từ khi phát hiện ra và tiêu diệt được HP, hiệu quả điều trị trong bệnh viêm loét dạ dày tăng cao, hạn chế tái phát và ít biến chứng.
Nhiễm trùng HP là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất, xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ nhiễm HP thay đổi tùy theo quốc gia, chủng tộc, và có liên quan với tình trạng kinh tế – xã hội, cũng như điều kiện môi trường sống. Có gần 50 % người dân trên thế giới bị nhiễm HP. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thì tỉ lệ nhiễm HP cao hơn 75-80%.
Vi khuẩn HP có vai trò chính gây nên các bệnh đường tiêu hóa, thường là bệnh viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng và nguy hiểm nhất là có khả năng gây ung thư dạ dày. Nếu chỉ điều trị viêm loét dạ dày mà không lo tiêu diệt vi khuẩn HP thì bệnh không khỏi hoặc rất dễ tái phát.
Cách thức lây nhiễm HP vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng đường lây nhiễm chủ yếu vẫn là từ người sang người qua đường tiêu hóa. Đặc biệt là nước bọt.
Như vậy trong gia đình có người bị nhiễm HP thì cần chú ý trong ăn uống và tiếp xúc. Ví dụ như: không chấm chung chén nước chấm, không dùng chung chén, muỗng, đũa, bàn chải đánh răng… Đặc biệt, trẻ em cũng dễ bị nhiễm nếu người lớn không chú ý.
Và chính vì dễ lây nhiễm trong gia đình nên việc điều trị vi khuẩn này rất khó khăn, dễ tái phát.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm HP đều không có biểu hiện lâm sàng điển hình. Chỉ có khoảng 15% tiến triển thành loét dạ dày tá tràng, ung thư. Nhưng trong bệnh loét dạ dày tá tràng có tới 60-95% trường hợp nhiễm HP, và trong ung thư có tới 80% bị nhiễm.
Tuy nhiên, nếu tình cờ phát hiện mình bị nhiễm HP chúng ta cũng đừng quá hoang mang mà cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, để có hướng dẫn cụ thể. Việc điều trị cũng tùy từng trường hợp cụ thể, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải điều trị.
Trước khi điều trị, cần phải chẩn đoán chính xác bệnh nhân có nhiễm HP hay không.
Có rất nhiều phuơng pháp để phát hiện chúng ta có bị nhiễm HP hay không. Có thể chia ra hai nhóm: Nhóm test xâm phạm (thông qua nội soi dạ dày) và nhóm test không xâm phạm. Sự lựa chọn phương pháp nào tốt nhất để xác định tình trạng nhiễm HP là tuỳ điều kiện cụ thể của từng bệnh viện và từng trường hợp.
Đó là 3 nhóm xét nghiệm có xâm phạm trực tiếp tới dạ dày, hiệu quả thì rất cao, chẩn đoán chính xác nhưng bệnh nhân phải được nội soi dạ dày mới xác định. Đối với 1 số người không nội soi được thì cũng có xét nghiệm khác để chẩn đoán, tuy nhiên sẽ tốn nhiều tiền hơn, kết quả thì cũng ó giới hạn của nó.
Xét nghiệm máu: trong phiếu xét nghiệm người ta thường dùng là test nhanh HP trong máu. Các xét nghiệm huyết thanh đo các kháng thể chống HP là những xét nghiệm rẻ tiền và đáng tin cậy. Rất có giá trị để xác định sự hiện diện của HP trước khi điều trị cũng như nghiên cứu dịch tễ. Nhược điểm là sau khi điều trị diệt HP thì xét nghiệm máu vẫn còn dương tính là người bệnh rất hoang mang, phải 6-12 tháng sau mới hết, do đó không nên sử dụng Test huyết thanh để xác định kết quả điều trị HP.
Test urea trong hơi thở : Người bệnh sẽ thổi hơi thở vào một cái túi chuyên dụng và kết quả được trả lời sau 1 giờ. Phương pháp này cũng cho kết quả chính xác cao, tuy nhiên giá thành đắt hơn. Và đầu tư trang thiết bị quá đắt nên ít được sử dụng. Hiện tại thì BVĐK Xuyên Á sắp trang bị dụng cụ này.
Các kết quả test HP có thể âm tính giả do người bệnh đang dùng thuốc kháng acid kéo dài, hay dùng kháng sinh trước khi đi thực hiện.
Bà con chúng ta khi bị bệnh hay dùng thuốc trước, thấy không hết mới chịu tới Bệnh viện và lúc này xét nghiệm ra có thể là âm tính giả (có nghĩa là có bị nhiễm HP trong người nhưng xét nghiệm lại âm tính). Trường hợp này bác sĩ cần phải khám lâm sàng kỹ và cân nhắc các xét nghiệm nào để tư vấn cho người bệnh.
Về việc điều trị HP cũng là một vấn đề không phải dễ. HP hiện nay có tỷ lệ kháng thuốc rất cao. Phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid mạnh mới điều trị được. Và như vậy sẽ xuất hiện nhiều tác dụng phụ làm cho người bệnh ngưng điều trị nếu không được tư vấn trước.
Thời gian điều trị kéo dài (Điều trị tấn công 1-2 tuần sau đó duy trì 4-6 tháng) và đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đúng phác đồ đặt biệt là tuân theo chế độ ăn uống, cách ly….
Có rất nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy theo điều kiện, thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, các thuốc trong giai đoạn tấn công có thể có 1 số tác dụng phụ như: đắng miệng liên tục, buồn nôn, tiêu chảy, có thể có đau đầu…Các triệu chứng này xuất hiện vài ngày sẽ hết nhưng cũng làm người bệnh rất khó chịu . Một số người bệnh nếu không được tư vấn kỹ có thể bỏ điều trị trong giai đoạn này.
Một lưu ý nữa mà bà con hay bỏ sót làm chất lượng điều trị giảm hoặc không thành công là: Thuốc điều trị trong bệnh lý dạ dày có loại uống trước ăn, có loại uống sau ăn chứ không phải thuốc nào cũng uống sau ăn. Bà con nên hỏi lại bác sĩ nếu trong toa thuốc không ghi hướng dẫn cụ thể hoặc chưa biết cách uống.
Sau 2 tháng điều trị bà con nên đi tái khám để kiểm tra lại tình trạng nhiễm HP của mình.
——————————————
Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á (BVXA) tọa lạc trên quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM – gần cầu An Hạ, đối diện khu công nghiệp Tân Phú Trung. Là bệnh viện tư nhân hiện đại hàng đầu khu vực với quy mô 750 giường, cam kết cung cấp dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chất lượng cao đến cho mọi tầng lớp người dân.
Đặc biệt, BVXA tiếp nhận mọi đối tượng Bảo Hiểm Y Tế – kể cả Bảo Hiểm Y Tế trái tuyến, vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Chủ Nhật. Bạn cũng có thể đến BVXA để đăng ký, gia hạn và chuyển đổi BHYT.
Tổng đài tư vấn: (08) 379 66 115 – Hotline: 0123 9999 910.
BVXA – NGƯỜI LỚN TUỔI CŨNG BỊ HÓC DỊ VẬT NGUY HIỂM Trong thời gian qua, Trung tâm Nội soi Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á […]
Thời gian gần đây Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long đã liên tục tiếp nhận điều trị cho rất nhiều ca hóc dị vật. Những tưởng, […]
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý Những ngày gần đây, số lượng trẻ đến khám và nhập viện do bệnh […]
10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĂN UỐNG TRONG NGÀY TẾT Những ngày Tết đang cận kề, ai ai trong chúng ta cũng mong muốn mình […]