Ảnh tiêu biểu

NGUY KỊCH TÍNH MẠNG VÌ TỰ Ý ĐẮP LÁ THUỐC VÀO VẾT RẮN CẮN

Ông N.V.H, 51 tuổi, trú tại Long An, đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Vết thương ở mu bàn tay trái sưng tấy nghiêm trọng, máu chảy không ngừng kèm theo các triệu chứng nặng ngực, khó thở, tê tay và môi.

Theo người nhà cho biết, sau khi bị rắn cắn, ông H. đã tự đắp lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian tại nhà với hy vọng giảm đau và sưng. Tuy nhiên, tình trạng không những không cải thiện mà còn ngày càng xấu đi.

Khi nhập viện, các bác sĩ ghi nhận người bệnh trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt và rối loạn đông máu nặng. Ngay lập tức, ông được chuyển đến Khoa Hồi sức Tích cực (ICU), dùng thuốc vận mạch, truyền huyết thanh kháng nọc rắn, huyết tương tươi đông lạnh.

Sau hai ngày điều trị tích cực, tình trạng người bệnh dần ổn định, các chỉ số xét nghiệm trở lại bình thường, và vết thương cải thiện rõ rệt. Ông được chuyển qua Khoa Nội Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và đã xuất viện về với gia đình trong tình trạng khỏe mạnh.

Ở Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ là loại thường gặp nhất. Người bệnh sau vài phút bị rắn cắn sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6h phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ… Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.

ThS.BS. Nguyễn Công Vân – Trưởng khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An cho biết, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu bị rắn độc cắn đúng cách là vô cùng cần thiết. Các phương pháp sơ cứu gồm:

  • Cho người bệnh nằm hoặc ngồi, hạn chế vận động nhất là chi bị cắn
  • Không đặt garo, không rạch, hút, không đắp thuốc lá cây lên vết cắn.
  • Băng cố định chi bị cắn bằng băng thun hoặc vải, không băng quá chặt (chi phải còn hồng, ấm, còn mạch đập)
  • Nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có kinh nghiệm điều trị rắn cắn, càng sơm càng tốt (tối đa là 4h tính từ thời điểm bị cắn)

Ngoài ra, BS. Vân khuyến cáo người dân cần phải thận trọng, có bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất, nên thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ. Nếu bị rắn cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An là một trong số ít cơ sở y tế tại khu vực có huyết thanh kháng nọc rắn và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong xử lý các ca rắn cắn. Việc cấp cứu nhanh chóng, kịp thời tại bệnh viện đã cứu sống rất nhiều trường hợp nguy kịch.

Đừng tự ý chữa trị tại nhà, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An để được cứu chữa an toàn và hiệu quả.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, quý khách có thể liên hệ: 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á

Địa chỉ: Số 42, Quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.

Tổng đài miễn phí: 1800 9075 nhấn phím 1 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á – VĨNH LONG

Địa chỉ: Số 68E – Phạm Hùng – Phường 9 – TP. Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long.

Tổng đài miễn phí: 1800 9075 nhấn phím 2

BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á TÂY NINH

Địa chỉ: Số 10 đường Xuyên Á, ấp Trâm Vàng 3, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Tổng đài miễn phí: 1800 9075 nhấn phím 3

BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á LONG AN

Địa chỉ: Số 459, Đường tỉnh 825, Ô 4, Khu A, Thị Trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Tổng đài tư vấn: 1800 9075 – Nhấn phím 4

  • Ngày đăng: 30/12/2024
  • Ngày cập nhật: 30/12/2024

Bình luận

Tags

Tin tức mới nhất

Chương trình ưu đãi

Gọi cấp cứu
Tổng đài: 1800 9075 Cấp cứu 24/24: (083) 999 9910 CC Củ Chi: (028) 379 6699 CC Vĩnh Long: (0270) 6250 999 CC Long An: (0272) 364 999 CC Tây Ninh: (0276) 3762 999