Ảnh tiêu biểu

Sống khoẻ cùng BVXA-Kỳ 35: Điều trị viêm gan C với chi phí thấp tại BVXA

Nếu trước đây, việc điều trị viêm gan siêu vi C (VGSVC) rất đắt đỏ, phải dùng thuốc chích với thời gian kéo dài từ 1 năm trở lên. Hiện nay, VGSVC đã có thuốc uống, với giá thành thấp hơn nhiều lần, rút ngắn thời gian chữa bệnh (từ 3 – 6 tháng) và đạt hiệu quả đến 99%.

Viêm gan siêu vi C (VGSVC) được xem như là “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, khi không điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Áp dụng phác đồ điều trị mới với chi phí hợp lý và thời gian ngắn hơn, BVXA tạo điều kiện để bà con có thể điều trị VGSVC một các triệt để, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu.
Trong chuyên mục hôm nay, bác sĩ CKII. Đặng Văn Hội – trưởng khoa Nội Tổng Quát BVXA sẽ tư vấn cho chúng ta những kiến thức cần biết về bệnh VGSVC.

1. Viêm gan siêu vi C là gì?

VGSVC là tình trạng bệnh lý ở gan gây ra do siêu vi viêm gan C hay còn gọi là HCV. Siêu vi viêm gan C làm cho gan bị tổn thương và không thể thực hiện chức năng bình thường được nữa.
VGSVC là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến. Trên thế giới có khoảng 130-210 triệu người (khoảng 3% dân số) bị nhiễm siêu vi viêm gan C mạn tính. Mỗi năm có khoảng 300.000 đến 500.000 tử vong do các bệnh gan có liên quan đến viêm gan siêu vi C.

2. Siêu vi viêm gan C lây truyền như thế nào?

– Siêu vi viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Sự lây truyền xảy ra khi máu của người nhiễm bệnh đi vào cơ thể người khỏe mạnh (tiêm chích ma túy, truyền máu, quan hệ tình dục không bảo vệ với người bị nhiễm, chạy thận nhân tạo …).
– Siêu vi viêm gan C có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con nhưng với tỉ lệ thấp hơn.
– Siêu vi viêm gan C không lây truyền qua đồ ăn và thức uống bị lây nhiễm. Siêu vi viêm gan C cũng không lây truyền do ho hay hắt hơi.

VGSVC lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con.

3. Nhiễm siêu vi C có thể gây nguy hiểm gì?

– Siêu vi viêm gan C có thể gây tổn thương gan cấp tính hay mạn tính.
– Viêm gan siêu vi C cấp tính là khi siêu vi viêm gan B xâm nhập vào cơ thể lần đầu tiên. Trong một số trường hợp, nhiễm HCV có thể tự khỏi, nhưng đối với hầu hết người nhiễm, đây là một nhiễm trùng mạn tính: 55-85% người nhiễm siêu vi viêm gan C cấp tính sẽ chuyển sang mạn tính.
– Nhiễm siêu vi C mãn tính là khi siêu vi vẫn còn tồn tại trong máu sau hơn 6 tháng sau lần nhiễm đầu tiên. Trong tình huống này, siêu vi C có thể tấn công gan của bạn một cách thầm lặng gây ra các tổn thương cho gan. Cuối cùng, nhiễm viêm gan siêu vi C mạn tính có thể gây suy chức năng gan, xơ gan và ung thư gan.

4. Nhiễm siêu vi viêm gan C có triệu chứng gì?

– Đa số bệnh nhân (50%-90%) nhiễm siêu vi viêm gan C cấp hay mạn tính một cách thầm lặng mà không có triệu chứng gì rõ rệt.
– Một số bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan C cấp tính có thể xuất hiện các triệu bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau vùng gan (đau hạ sườn phải), chán ăn, buồn nôn, nôn, tiểu vàng sâm, vàng mắt và đau khớp. Các triệu chứng này thường thoáng qua làm cho người bệnh rất khó biết mình bị nhiễm bệnh
– Các triệu chứng của nhiễm siêu vi viêm gan C mạn tính bao gồm: chán ăn, mệt mỏi, ăn uống kém, đau bụng vùng gan.
– 10-40% bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi C mạn tính có thể gây biến chứng xơ gan và ung thư gan. Thời gian từ lúc nhiễm HCV cho đến khi bị xơ gan thường kéo dài vài chục năm. Hiện nay, cùng với viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư gan.

5. Viêm gan siêu vi C được chẩn đoán như thế nào?

– Siêu vi viêm gan C có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu.
– Anti-HCV là kháng thể do cơ thể người bệnh sản xuất ra để chống lại siêu vi viêm gan C. Việc tìm được kháng thể anti-HCV trong máu cho biết bệnh nhân đã từng bị nhiễm HCV nhưng không giúp khẳng định hiện tại người này còn bị nhiễm hay đã khỏi bệnh. Chính vì vậy, sau khi có kết quả anti-HCV dương tính, bệnh nhân cần được làm thêm xét nghiệm định lượng siêu vi trong máu (HCV RNA) để khẳng định hiện tại họ vẫn còn bị nhiễm HCV.
– Bệnh nhân cũng cần được làm thêm xét nghiệm xác định xem mình bị nhiễm dòng siêu vi nào (xét nghiệm định genotype) trước khi khởi đầu quá trình điều trị.
– Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm siêu vi C cũng cần được làm thêm các xét nghiệm máu khác và siêu âm bụng để đánh giá xem có bị xơ gan hay ung thư gan không.

VGSVC có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu.

6. Khi biết xét nghiệm bị nhiễm siêu vi C, có cần phải theo dõi và tiếp tục điều trị hay không?

– Như đã đề cập, siêu vi viêm gan C thường tấn công gan của bạn một cách thầm lặng và thường bạn sẽ không có triệu chứng gì khi bị nhiễm siêu vi. Tuy nhiên nếu không được theo dõi và điều trị, siêu vi C có thể gây xơ gan hay ung thư gan.
– Do đó, nếu bạn xét nghiệm dương tính với siêu vi viêm gan C, điều quan trọng là bạn cần phải được bác sĩ làm các xét nghiệm để kiểm tra đánh giá chức năng gan và theo dõi diễn tiến của bệnh.

7. Điều trị viêm gan siêu vi C như thế nào?

– Không phải tất cả bệnh nhân nhiễm HCV đều có chỉ định điều trị. Bệnh nhân sẽ được điều trị khi có chỉ định phù hợp. Việc tự ý điều trị hay điều trị sai chỉ định có thể dẫn đến tốn kém và có nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, khi thực hiện điều trị, điều quan trọng là phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Viêm gan siêu vi C là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị nhằm loại trừ siêu vi viêm gan C ra khỏi cơ thể để từ đó giúp làm chậm tiến triển đến xơ gan và giảm nguy cơ xuất hiện ung thư gan.
– Các lựa chọn chính cho việc điều trị viêm gan siêu vi C mạn tính hiện tại ở Việt Nam bao gồm interferon dùng đường tiêm dưới da 1 lần mỗi tuần có loại dung 3 lần 1 tuần, và ribavirin dùng đường uống 2 lần/ngày. Thông thường, thời gian điều trị sẽ kéo dài 12 tháng. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của bệnh nhân với thuốc, từng dòng siêu vi C cụ thể (genotype) và số lượng siêu vi cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị cũng như thời gian điều trị phù hợp.
– Việc điều trị có thể có các tác dụng phụ như triệu chứng giống cảm cúm (sốt, đau đầu, ăn kém, mệt mỏi,…), suy nhược thần kinh, thiếu máu, phát ban, bệnh tuyến giáp…. Chính vỉ vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ.
– Trong quá trình điều trị, bạn cần cố gắng duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh rượu bia và các chất có thể gây hại cho gan. Bạn cũng cần thông báo với bác sĩ biết về tất cả các thuốc mà bạn đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa, không kê toa, sản phẩm hỗ trợ và thảo dược.
– Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tái khám để làm các xét nghiệm, nhằm đánh giá đáp ứng điều trị bệnh
– Bệnh nhân bị nhiễm siêu vi viêm gan C cần theo dõi định kỷ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm những trường hợp cần điều trị cũng như phát hiện sớm biến chứng xơ gan và ung thư gan.

Phòng khám Gan – Mật – Tụy BVXA điều trị đầy đủ các bệnh về viêm gan.

8. Viêm gan siêu vi C có thể phòng ngừa được không?

– Hiện chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi C.
– Tuy nhiên, viêm gan siêu vi C có thể phòng ngừa được nếu bạn lưu ý một số điều sau:
+ Không sử dụng chung kim tiêm.
+ Quan hệ tình dục an toàn: dùng bao cao su đúng cách.
+ Tránh dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân: dao cạo râu, bàn chảy đánh răng, dụng cụ cắt móng tay.
+ Chăm sóc vết thương cẩn thận.
  • Ngày đăng: 31 Tháng mười, 2016
  • Ngày cập nhật: 1 Tháng bảy, 2017

Bình luận

Tags

Tin tức mới nhất

Chương trình ưu đãi

  • TRIỂN KHAI PHÒNG KHÁM NAM HỌC
    Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và sự quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhu cầu được khám và chăm sóc sức khỏe giới tính của nam giới cũng cao hơn.
  • KHU ĐIỀU TRỊ UNG BƯỚU KỸ...
    Khởi nguồn từ mong muốn mang đến cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả và chi phí hợp lý.
  • ƯU ĐÃI CHƯƠNG TRÌNH THAI SẢN
    Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tự hào là đơn vị uy tín với đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tiếp sức cho hàng triệu sản phụ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận vượt cạn thành công.
Gọi cấp cứu
Tổng đài: 1800 9075 Cấp cứu 24/24: (083) 999 9910 CC Củ Chi: (028) 379 6699 CC Vĩnh Long: (0270) 6250 999 CC Long An: (0272) 364 999 CC Tây Ninh: (0276) 3762 999