Ảnh tiêu biểu

Sống khỏe cùng BVXA – Kỳ 49: Bệnh động mạch ngoại biên.

Trong chuyên mục hôm nay, ThS. BS. Trần Thúc Khang – Trưởng khoa Phẫu thuật Tim Mạch – Lồng Ngực BVXA sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích về căn bệnh động mạch ngoại biên.

1.THẾ NÀO LÀ BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN?

Động mạch ngoại biên là các động mạch đưa máu đến tứ chi (tay và chân).
Trong bệnh động mạch ngoại biên (BĐMNB), thành động mạch bị dày, xơ vữa, gây hẹp hoặc tắc lòng mạch, hậu quả máu đến tứ chi bị thiếu hoặc không đến được, đặc biệt hay gặp ở hai chân, làm giảm khả năng đi lại của người bệnh, làm xuất hiện các tổn thương loét hay chậm lành các vết thương ở chân, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng chi thể, và hậu quả cuối cùng là nguy cơ cắt cụt chi rất cao.

Ảnh minh họa mạch máu bình thường (bên trái) và mạch máu bị hẹp (bên phải)

2.YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI BĐMNB LÀ GÌ?

  • Các yếu tố nguy cơ có thể kể như: tuổi bệnh nhân, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipde máu, thói quen ít vận động

3.BỆNH ĐMNB NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ SẼ DIỄN TIẾN NHƯ THẾ NÀO ?

  • Giảm khả năng hoạt động, ảnh hưởng chất lượng sống của bệnh nhân.
  • Loét chân, hoại tử ngón chân, bàn chân hay cẳng chân (chết), nhiễm trùng tổn thương loét
  • Cắt cụt chân, tàn phế trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau khi xuất hiện thiếu máu nghiêm trọng mà không được điều trị đúng
  • Bệnh nhân bị BĐMNB luôn đi kèm với nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành, mạch máu não,v.v

Ảnh minh họa nguy cơ cắt cụt chân, tàn phế của người mắc bệnh động mạch ngoại biên

4. TRIỆU CHỨNG CỦA BĐMNB BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Các triệu chứng có thể gặp:
  • Đau ở bắp chân (cẳng chân): đau kiểu như chuột rút, đau xuất hiện khi bệnh nhân đi lại. Triệu chứng đau bắt buộc bệnh nhân phải dừng lại nghỉ, và triệu chứng đau sẽ cải thiện. Triệu chứng đau tái diễn tương tự khi bệnh nhân tiếp tục đi lại như trên (gọi là đi lặc cách hồi).
  • Khi bệnh tiến triển đến những giai đoạn sau, triệu chứng đau sẽ xuất hiện liên tục cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi, đặc biệt về đêm.

Ảnh minh họa đau bắp chân
  • Nếu hẹp, tắc động mạch nặng hơn, máu đến chân không đủ, giai đoạn này nhanh chóng dẫn đến loét, hoại tử ngón chân, bàn chân hay cao hơn. Lúc này cắt cụt chân sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Ảnh minh họa tắc động mạch nặng hơn, máu đến chân không đủ, giai đoạn này nhanh chóng dẫn đến loét.
5. CHẨN ĐOÁN BĐMNB NHƯ THẾ NÀO?
  • BĐMNB nói chung dễ chẩn đoán khi bệnh nhân có triệu chứng (như mô tả ở trên).
  • Bạn sẽ được cho làm siêu âm Doppler mạch máu chân (hoặc tay)
  • Tuy nhiên, chính xác nhất, khách quan nhất, và có giá trị nhất trong quyết định chẩn đoán và điều trị đó là chụp động mạch (bệnh nhân sẽ có giải thích riêng về kỹ thuật này khi được chỉ định). Đây là một thăm dò xâm nhập, nhưng nó hiện đang là tiêu chuẩn vàng trong phẫu thuật mạch máu.
Qua đó, phẫu thuật viên mạch máu sẽ cho bạn biết tình trạng và vị trí tắc mạch của bạn, khả năng điều trị phẫu thuật được hay không.

Hình ảnh minh họa động mạch chân trái bị tắc trên phim chụp động mạch.

6.CHỉ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHI NÀO ?

Chỉ định điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (giai đoạn bệnh, tổn thương động mạch, vào tuổi bệnh nhân, bệnh lý phối hợp,v.v). Tùy từng bệnh nhân cụ thể, bạn sẽ được bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ tư vấn chọn lựa phương pháp điều trị hiệu quả và hợp lý nhất

7.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY.

  • Nội khoa: Cần ngưng ngay thuốc lá, điều chỉnh- kiểm soát các yếu tố nguy cơ và sử dụng một số thuốc. Thuốc có thể cải thiện triệu chứng nhưng không chữa khỏi bệnh.
  • Can thiệp mạch (nong mạch): ưu điểm là ít xâm nhập, nhưng những hạn chế chính của phương pháp này đó là chỉ áp dụng được trong một số trường hợp nhất định, và bạn phải được cảnh báo trước rằng: tỷ lệ mạch máu bị hẹp lại hoặc tắc mạch sớm rất cao.
  • Phẫu thuật cầu nối mạch máu: phẫu thuật trực tiếp lên mạch máu thường là các cầu nối – nghĩa là phẫu thuật viên dùng một đoạn mạch máu tự thân của bệnh nhân nối tắt từ trên chỗ hẹp/ tắc đưa máu xuống bên dưới chỗ hẹp/tắc.
Phẫu thuật hiện nay vẫn là chọn lựa tối ưu nhất cho phần lớn các bệnh tắc mạch ở chi (chân, tay) với kết quả lưu thông mạch máu về lâu dài tốt nhất và cải thiện được tỷ lệ cắt cụt chi.
Nếu có chỉ định phẫu thuật, bạn sẽ được phẫu thuật viên tư vấn chi tiết liên quan đến cuộc mổ.

Khi có các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên như trên nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa ngoại tim mạch để các bác sĩ thăm khám và điều trị.
  • Ngày đăng: 31 Tháng bảy, 2017
  • Ngày cập nhật: 3 Tháng tám, 2017

Bình luận

Tags

Tin tức mới nhất

Chương trình ưu đãi

  • TRIỂN KHAI PHÒNG KHÁM NAM HỌC
    Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và sự quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhu cầu được khám và chăm sóc sức khỏe giới tính của nam giới cũng cao hơn.
  • KHU ĐIỀU TRỊ UNG BƯỚU KỸ...
    Khởi nguồn từ mong muốn mang đến cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả và chi phí hợp lý.
  • ƯU ĐÃI CHƯƠNG TRÌNH THAI SẢN
    Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tự hào là đơn vị uy tín với đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tiếp sức cho hàng triệu sản phụ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận vượt cạn thành công.
Gọi cấp cứu
Tổng đài: 1800 9075 Cấp cứu 24/24: (083) 999 9910 CC Củ Chi: (028) 379 6699 CC Vĩnh Long: (0270) 6250 999 CC Long An: (0272) 364 999 CC Tây Ninh: (0276) 3762 999