Trước đây, bệnh nhân ngưng tuần hoàn thì gần như là chấp nhận cái chết, dù cấp cứu thành công, tim đập trở lại, phục hồi được mạch huyết áp thì tỉ lệ sống sót cũng rất thấp do não và các cơ quan đã tổn thương nặng. Hoặc nếu được cứu sống nhưng do thiếu oxy nuôi dưỡng, nếu như không có cách bảo vệ não tốt, bệnh nhân có thể bị di chứng não rất nặng nề như mất trí nhớ, liệt, co giật, nằm tại chỗ, hôn mê (sống thực vật).
Hạ thân nhiệt chủ động là kỹ thuật áp dụng phương pháp làm lạnh để đưa nhiệt độ cơ thể bệnh nhân sẽ xuống dưới mức nhiệt độ sinh lý bình thường, nhằm giảm nhu cầu chuyển hóa của cơ thể (giống trạng thái ngủ), não sẽ bớt phù hơn, bớt viêm; cũng như việc tưới máu não, cung cấp oxy tốt hơn, cải thiện tình trạng độc tế bào não, từ đó các tế bào não sẽ hồi phục rất ngoạn mục, tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân trong hồi sức cấp cứu tim mạch.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hạ thân nhiệt và hầu hết đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc phục hồi chức năng não sau ngừng tim. Thành công trong áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt sẽ góp phần cứu sống các bệnh nhân tổn thương não cấp sau ngừng tuần hoàn, cũng như sau chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch não… Kỹ thuật hạ thân nhiệt nhằm cứu não ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, ngưng tim, ngưng thở nguy kịch đã được ứng dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, châu Âu, những năm gần đây đã được các nước châu Á, trong đó có Việt Nam áp dụng.
Hiện nay có 2 phương pháp làm lạnh được áp dụng để hạ thân nhiệt bao gồm:
– Làm lạnh bên ngoài cơ thể (làm lạnh bề mặt): Sử dụng nước lạnh,chăn lạnh hoặc miếng dán với thiết bị trao đổi nhiệt, hạ nhiệt khu trú bằng mũ…
– Làm lạnh bên trong cơ thể (làm lạnh nội mạch): Kiểm soát thân nhiệt nội mạch qua catheter chứa dung dịch lạnh đưa vào tĩnh mạch trung tâm hoặc truyền dịch lạnh vào tuần hoàn chung.
Phương pháp hạ thân nhiệt chủ động là kĩ thuật được đưa nhiệt độ trung tâm cơ thể xuống mức 33 – 36 độ C và nhiệt độ này được duy trì trong một thời gian nhất định. Sau đó sẽ làm ấm bệnh nhân trở lại, với tốc độ tăng nhiệt được yêu cầu cực kỳ chắc chẽ và chính xác, nâng dần nhiệt độ bệnh nhân cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường.
Đối với quá trình làm lạnh, khi muốn đưa nhiệt độ xuống thấp 33 độ C sẽ có thể kèm theo nhiều thay đổi nguy hiểm của cơ thể về chuyển hóa, đông máu và suy đa tạng. Còn nếu không kiểm soát được quá trình làm ấm, dễ làm tổn thương tế bào thần kinh. Các biện pháp thông thường như chườm đá, truyền nước lạnh… dù có hỗ trợ hạ thân nhiệt, tuy nhiên sẽ không kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác nên hiệu quả rất hạn chế.
Tốc độ làm lạnh và tốc độ làm ấm bệnh nhân là cực kỳ quan trọng đòi hỏi sử dụng một thiết bị chuyên biệt để kiểm soát thân nhiệt người bệnh. Hơn nữa, đây là kỹ thuật cao và phức tạp nên đòi hỏi sự đồng bộ, chặt chẽ cả về khả năng chuyên môn của các bác sĩ đề kiểm soát chức năng / chỉ số các cơ quan của bệnh nhân, để kịp thời phát hiện sớm các biến chứng.
Khoa Nội soi Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa gắp một con sán lá gan kích thước 20mm sống trong ống mật chủ bằng kỹ […]
Trong vòng hai tuần, Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh đã tiếp nhận liên tiếp hai nữ sinh nhập viện cấp […]
Mới đây, khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận bệnh nhân nam là anh B.M.H, 30 tuổi, […]
Trong lúc nấu ăn, người phụ nữ 43 tuổi, ngụ tại Long An gặp phải tai nạn nghiêm trọng khi một chiếc kéo rơi từ trên […]