Ảnh tiêu biểu

Sống khỏe cùng BVXA – Kỳ 21: Đau lưng – “căn bệnh thời đại”

Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng đau thắt lưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở những người dưới 45 tuổi; tỷ lệ đau thắt lưng hằng năm ước tính khoảng 5% dân số; 50% người đau thắt lưng ở trong độ tuổi lao động. Có nghiên cứu cho rằng 60 – 90% người trưởng thành bị đau vùng thắt lưng ít nhất 1 lần trong đời.

Tại Việt Nam, số bệnh nhân đau lưng có xu hướng tăng cao và trẻ hóa. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, cường độ làm việc của con người ngày càng tăng cao và liên tục, kéo theo đó là số người mắc bệnh đau lưng ngày càng nhiều.
Trong chuyên mục hôm nay, bác sĩ Võ Thanh Sơn – Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á sẽ trao đổi với chúng ta về căn bệnh hết sức phổ biến này.

Bác sĩ Võ Thanh Sơn – Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á

1. Thưa bác sĩ, nguyên nhân từ đâu dẫn đến căn bệnh đau lưng này là gì? Và vì sao tỷ lệ bệnh đau lưng ở người trẻ ngày càng nhiều?

Đau lưng là một bệnh lý rất thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh ở giới trẻ càng ngày càng nhiều.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng, có thể do nghề nghiệp: có những anh chị em công nhân thường xuyên đứng lâu, nhân viên văn phòng ngồi quá nhiều, tài xế ngồi nhiều quá mà ít tập thể dục…Hoặc do những công việc làm nặng, sai tư thế, dẫn đến đau lưng.
Hiện nay giới trẻ mắc bệnh đau lưng càng ngày càng nhiều thường do ít tập thể dục: thời gian công việc chiếm quá nhiều, không tập thể dục mà tính chất công việc lại làm người ta ngồi nhiều hoặc đứng lâu, thì dẫn đến đau lưng.
Nguyên nhân đau lưng của người lớn tuổi thường do: thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, trượt đốt sống…làm bệnh nhân đau thắt lưng nhiều.
Theo quan niệm YHCT thì có 3 nguyên nhân:
+ Ngoại nhân là do cảm nhiễm phải phong hàn thấp tà, hoặc do huyết ứ.
+ Nội nhân là do: thận hư gây đau lưng ở người lớn tuổi.
+ Bất nội ngoại nhân là do: té ngã, mang vác nặng, hoặc làm việc sai tư thế,…

Đau lưng thường gặp ở nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân…những người thường ngồi lâu hoặc đứng lâu mà ít tập thể dục

2. Bệnh đau lưng được phân loại như thế nào thưa bác sĩ?

Tùy theo nguyên nhân dẫn đến việc đau lưng mà có thể phân loại, ở những người già cũng có thể làm sai tư thế chứ không riêng ở người trẻ. Từ nguyên nhân mà phân ra: đau lưng cấp và đau lưng mạn:
+ Đau lưng cấp: xảy ra sau khi làm việc nặng hay sai tư thế, dẫn đến đau lưng đột ngột.
+ Đau lưng mạn tính: thường đau lưng lặp đi lặp lại, sau những đợt cấp điều trị. Thường gặp ở những người lớn tuổi.

3. Bác sĩ có thể cho biết triệu chứng rõ rệt nhất để nhận biết bệnh đau lưng?

Về triệu chứng: đau lưng là đau tại vùng thắt lưng, có thể lan xuống mông hoặc chân, tùy theo mức độ.
Ví dụ: mức độ nhẹ thì có thể gây căng cơ, đau tại thắt lưng; nặng hơn thì có thể làm thoát vị đĩa đệm, chèn ép ống sống hoặc các rễ thần kinh, gây đau gây tê, có thể lan xuống một chân hay hai chân.

4. Thưa bác sĩ, đối với những người đã mắc bệnh đau lưng thì có phương pháp điều trị như thế nào? Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, có phương pháp điều trị nào khác hay không?

Ngoài phương pháp dùng thuốc, hiện nay y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu cũng điều trị rất tốt cho bệnh đau lưng này. Không chỉ đau lưng cấp mà còn đau lưng mạn đều được y học cổ truyền và phục hồi chức năng điều trị rất hiệu quả.
Y học cổ truyền thì có châm cứu, điện châm… Còn vật lý trị liệu thì có một số phương pháp để cho giảm đau, như: giao thoa, điện xung…; đối với những trường hợp đau lưng cấp do thoát vị đĩa đệm thì có thể có những phương pháp như: hồng ngoại , kéo cột sống cổ hay cột sống lưng, cũng giúp cho giảm đau.
Đó là một số biện pháp điều trị không dùng thuốc để hạn chế một số tác dụng phụ của phương pháp dùng thuốc.

Khoa Y Học Cổ Truyền – Phục Hồi Chức Năng BVXA điều trị đau lưng với nhiều phương pháp khác nhau, kết hợp y học cổ truyền – vật lý trị liệu và cả y học hiện đại.

5. Hiện nay, căn bệnh đau lưng khá phổ biến. Có lẽ cũng vì vậy mà nhiều bà con rất chủ quan khi bị bệnh, bà con mình hay tự mua thuốc hay dùng các mẹo dân gian điều trị. Bác sĩ có ý kiến thế nào về điều này?

Ở giới trẻ thường ỷ lại sức khỏe của mình, mới bị đau thường không đi khám bác sĩ. Người ta có thể tự nghỉ ngơi, tự ra tiệm thuốc tây mua thuốc hoặc dùng các kinh nghiệm dân gian như dùng lá cây đắp… Tuy nhiên, các việc làm đó thì không nên. Vì chúng ta không biết nguyên nhân mà chữa trị, chữa theo kinh nghiệm thì chưa hẳn hết bệnh đối với mỗi người.
Cho nên tốt nhất, sau khi chúng ta bị đau lưng thì chúng ta tạm thời nằm nghỉ ngơi. Nếu sau đó vẫn không đỡ, không giảm, mà còn đau nhiều hơn thì chúng ta phải đến bác sĩ khám. Sẽ có kết hợp với y học hiện đại: chụp phim, khám lâm sàng… để tìm rõ nguyên nhân của bệnh.
Nguyên nhân đau lưng cơ năng thì điều trị theo kiểu nguyên nhân cơ năng, do thoái hóa cột sống thì điều trị thoái hóa cột sống, nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh thì điều trị tương ứng… Điều trị theo đúng nguyên nhân sẽ hiệu quả, tiết kiệm thời gian và cả tiền bạc.

6. Nếu như căn bệnh đau lưng này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người bệnh?

Không điều trị kịp thời thì tùy theo mức độ đau lưng: Nếu mức độ nhẹ, chỉ dừng lại ở mức đau lưng cơ năng thì: nếu người trẻ – người có sức khỏe tốt, thì có thể “lướt” qua căn bệnh đó, chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày cũng có thể khỏi. Với những người lớn tuổi, sức chịu đựng, sức dẻo dai kém, họ sẽ đau ngày một nhiều hơn, bắt buộc họ phải đi bệnh viện.
Tuy nhiên với bệnh đau lưng cấp tính nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ tái phát trở lại, lâu dần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

7. Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết có cách nào phòng ngừa căn bệnh đau lưng này hay không.

Cách phòng ngừa đau lưng là: chúng ta nên thường xuyên tập thể dục. Nên thường xuyên vận động các khớp: khớp tay, chân, cột sống cổ, cột sống thắt lưng.
Và nên tránh các tư thế xấu như khiên vác nặng, rê kéo đồ vật nặng. Đó là những tư thế xấu, làm đau lưng nhiều hơn.

Tập thể dục điều độ và tránh các tư thế xấu là cách phòng ngừa đau lưng hữu hiệu.

8. Bác sĩ có thể hướng dẫn một số động tác, để cho người đã mắc bệnh có thể luyện tập tại nhà giảm bớt căn bệnh đau lưng này hay không?

Ngoài các động tác tập ở khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, thì có một số động tác chúng ta có thể tập tại nhà để giúp cho giảm đau lưng, như:
Động tác vặn cột sống: bệnh nhân nằm ngửa, đầu không kê gối, hai chân kê lên gót gần đụng mông, và chúng ta nhẹ nhàng hít thở và di chuyển 2 đầu gối qua lại, kèm theo vận động đầu. Khi hai đầu gối di chuyển qua phải thì cổ chúng ta di chuyển qua trái, và làm ngược lại, kết hợp với hít thở. Động tác vận động cột sống, giúp cho cột sống xoắn vặn, giúp cho giảm đau. Đó là một trong các động tác chúng ta có thể luyện tập ở nhà, giúp chữa và phòng ngừa đau lưng.
  • Ngày đăng: 11/04/2016
  • Ngày cập nhật: 13/07/2017

Bình luận

Tags

Tin tức mới nhất

Chương trình ưu đãi

  • KHU ĐIỀU TRỊ UNG BƯỚU KỸ...
    Khởi nguồn từ mong muốn mang đến cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả và chi phí hợp lý.
  • ƯU ĐÃI THAI SẢN
    Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tự hào là đơn vị uy tín với đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tiếp sức cho hàng triệu sản phụ tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận vượt cạn thành công.
Gọi cấp cứu
Tổng đài: 1800 9075 Cấp cứu 24/24: (083) 999 9910 CC Củ Chi: (028) 379 6699 CC Vĩnh Long: (0270) 6250 999 CC Long An: (0272) 364 999 CC Tây Ninh: (0276) 3762 999