Không sinh ra ở vạch đích, không xuất thân từ gia đình có truyền thống ngành y, tất cả những gì bác sĩ Vũ Lệ Anh đạt được là những cố gắng được vun đắp từ ước mơ bước chân vào cổng trường Đại học Y Dược trong những năm tháng tuổi trẻ. Gần 20 năm trong nghề, tiếp cận với hàng ngàn ca chạy thận và hàng triệu người mắc các bệnh lý thận, nữ bác sĩ này chưa bao giờ ngừng suy tư về nỗi đau của người bệnh cũng như gia đình bệnh nhân. Để rồi, khoa Thận là nơi nữ bác sĩ chọn “ăn ngủ” cùng để nung nấu ước nguyện dành trọn cái tâm chữa bệnh cứu người.
“Khi làm việc tại Khoa Thận, tôi tiếp cận phong phú mặt bệnh, chứng kiến những người bệnh còn rất trẻ mang trong mình bệnh thận và tử vong khi chưa tới 20 tuổi. Những khao khát tìm hiểu về nhóm bệnh này đã thúc đẩy tôi chọn chuyên ngành Thận” – Bác sĩ Lệ Anh thổ lộ.
Còn nhớ năm 2021, giữa thời cao điểm dịch bệnh Covid – 19 bùng phát tại TP. Hồ Chí Minh, cũng là lúc bác sĩ Vũ Lệ Anh xông pha vào tuyến đầu chống dịch, đảm nhận chức vụ Trưởng Khoa Điều trị Hồi sức Tích cực Covid – 19 Bệnh viện Xuyên Á. Giữa lúc áp lực khủng khiếp về dịch bệnh và tinh thần, gác lại những nỗi niềm riêng vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân, bác sĩ Lệ Anh đã kiên trì chiến đấu cùng người bệnh Covid cho đến khi hết dịch, rất nhiều người bệnh đã được bác sĩ cứu sống, vượt qua ranh giới sinh tử để trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Trong những ngày tháng 10 đặc biệt này, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của nữ bác sĩ BS.CKI. Vũ Lệ Anh – Trưởng Khoa Nội Thận BVĐK Xuyên Á TP.HCM về chuyện đời chuyện nghề, chuyện mà những người phụ nữ chọn ngành y phải đánh đổi để theo đuổi trọn vẹn giấc mơ.
Bác sĩ Lệ Anh luôn đau đáu nỗi lòng về người bệnh thận, quyết tâm mang đến chất lượng điều trị và chi phí hợp lý nhất cho người bệnh
Nếu nói cụ thể một cơ duyên nào đó thì có lẽ là không có. Việc chọn lựa và theo nghề Y với tôi có lẽ do ảnh hưởng từ gia đình. Tuy đông anh chị em, nhưng từ nhỏ cha mẹ luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho các con học tập và khuyến khích các con theo những gì mình mơ ước. Có lẽ vì vậy trong gia đình tôi không ai nối nghiệp cha mẹ. Thực sự, trường đại học Y là mơ ước của tôi và nhiều bạn bè tại thời điểm đó. Đến giờ tôi vẫn thấy may mắn, vì nhờ sự chọn lựa này mà tôi có những người bạn, đồng nghiệp thật tốt để học hỏi nhau trong công việc và cuộc sống.
Lúc mới ra trường và bắt đầu học nội trú, chúng tôi phải tự bước vào đời và trở thành một bác sĩ thực sự, tôi mới hiểu như thế nào là áp lực với một bác sĩ. Tôi rất biết ơn thế hệ anh chị ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định, là những người đầu tiên hướng dẫn tôi đi đúng hướng và trưởng thành từng ngày trong nghề.
Kỉ niệm làm tôi nhớ nhất trong cuộc đời làm nghề đó là khi trực tiếp điều hành Khu điều trị Covid-19 trong lúc dịch bùng phát nặng tại TP.HCM. Trong sự đau thương và mất mát đó, tôi đã cảm nhận được tình yêu và sự đoàn kết cũng như nhiệt huyết của các đồng nghiệp, chung tay giúp đỡ người bệnh không nề hà việc gì hết. Rất cảm động!
Để đến với chuyên khoa Nội Thận cũng là một quá trình. Sau 3 năm học với đủ các chuyên khoa của Nội Tổng quát, khoa Nội Thận là khoa cuối cùng tôi theo học, sau đó sẽ chọn chuyên ngành. Chính tại đây, tôi tiếp cận phong phú mặt bệnh, chứng kiến những người bệnh còn rất trẻ mang trong mình bệnh thận và tử vong khi chưa tới 20 tuổi. Những khao khát tìm hiểu về nhóm bệnh này đã thúc đẩy tôi chọn chuyên ngành Thận.
Trong suốt thời gian làm việc với bệnh nhân chạy thận, tôi luôn đau đáu trong lòng làm thế nào để người bệnh được điều trị với chi phí tiết kiệm vì bệnh thận thường phải điều trị lâu dài, tốn kém, nhất là đối với những bệnh nhân bị bệnh thận mạn, phải lọc máu liên tục để kéo dài sự sống.
Đối với các bệnh nhân, lúc đầu biết mình mắc bệnh suy thận mãn, hầu hết đều khó chấp nhận được sự thật này.
Tôi luôn đặt mình vào vị trí người bệnh để thấu hiểu nỗi đau, những chuyển biến tâm lý, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và nâng cao hiệu quả.
Việc học cũng như giảng dạy- đào tạo là nên làm mỗi ngày. Tôi coi đó là một nhiệm vụ hàng ngày, đơn giản thôi. Khi còn làm ở Đại học Y Dược, tôi có cơ hội giảng dạy sinh viên. Khi đảm nhận vai trò là Trưởng khoa Nội thận tại bệnh viện Xuyên Á, việc hướng dẫn các bác sĩ trẻ và đồng nghiệp là cần thiết. Giảng dạy tại trường đại học thì cần giáo án, giáo trình. Còn trong công việc chuyên môn, người bệnh là người thầy lớn nhất, chúng tôi cùng học hỏi trên từng ca bệnh và rút những kinh nghiệm quý báu cho quá trình làm nghề của mình.
Gia đình tôi có hai con đang trong độ tuổi lớn, trong khi chồng cũng là một bác sĩ Nhi đồng khá bận rộn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn quy ước ăn cơm cùng nhau, lắng nghe những vấn đề (ngày càng nhiều) của các con và tìm hướng giải quyết, hoặc có một số vấn đề chúng tôi tự để con quyết định cách xử lý. Tôi nghĩ, để cân bằng công việc và gia đình là học cách buông bỏ một số việc không quan trọng để tập trung vào thứ quan trọng. Mà việc gì quan trọng thì cần sự thống nhất trong gia đình.
Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đặc biệt với nghề y, y đức là cội nguồn của tất cả các quyết định cũng như sự thành công trong chuyên môn của một người bác sĩ. Ngoài ra, cảm thông với sự đau khổ của người bệnh là bài học cần theo ta trong suốt cuộc đời làm nghề. Và tôi luôn lấy đó làm châm ngôn hành nghề.
Thời tôi đi học đại học, nữ giới chiếm khoảng 1/3. Sự tập trung, sức khỏe và định kiến xã hội là những thách thức mà nữ giới phải đối diện khi chấp nhận theo đuổi nghề y. Ví dụ, việc trực đêm, học muộn cũng làm khó cho các bạn nữ hơn là nam. Tới khi lập gia đình, những nữ nhân viên y tế còn phải đảm nhiệm thêm vai trò làm vợ, làm mẹ, nuôi dạy con cái và quán xuyến gia đình. Nên đôi khi, những người phụ nữ làm nghề y như chúng tôi cũng có lúc quên mất việc cần phải chăm sóc cho bản thân mình. Chính vì vậy, tôi rất thương các bác sĩ nữ, họ phải chấp nhận hi sinh nhiều thứ và cố gắng gấp nhiều lần nam giới mới trụ vững với nghề.
Có một người bạn từng nói với tôi “nghề y là một ngành nghề thú vị”. Đúng vậy, mỗi bệnh nhân một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai, bệnh lý phải tìm tòi, suy nghĩ mới thấu. Và dù là nam giới hay phụ nữ, lời khuyên của tôi đối với các bạn trẻ đang chọn học hoặc đang công tác trong ngành y là các bạn hãy tìm thấy sự thú vị trong công việc của mình, và làm việc với niềm đam mê mới mẻ mỗi ngày. Kết quả cao nhất sẽ là hạnh phúc.
Xin cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Lệ Anh thăm khám, chăm sóc người bệnh mỗi ngày
Xem thêm:
Nữ trưởng khoa kể chuyện chứng kiến bệnh nhân chưa tròn 20 tuổi tử vong
Đôi khi phụ nữ làm nghề Y quên mất việc cần phải chăm sóc bản thân
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, quý khách có thể liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á
Địa chỉ: Số 42, Quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Tổng đài miễn phí: 1800 9075 nhấn phím 1
BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á – VĨNH LONG
Địa chỉ: Số 68E – Phạm Hùng – Phường 9 – TP. Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long.
Tổng đài miễn phí: 1800 9075 nhấn phím 2
BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á TÂY NINH
Địa chỉ: Số 10 đường Xuyên Á, ấp Trâm Vàng 3, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Tổng đài miễn phí: 1800 9075 nhấn phím 3
BỆNH VIỆN ĐA KHOA XUYÊN Á LONG AN
Địa chỉ: Số 459, Đường tỉnh 825, Ô 4, Khu A, Thị Trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Tổng đài tư vấn: 1800 9075 – Nhấn phím 4
Trong một lần thăm khám vì đau vai gáy, người phụ nữ 41 tuổi tình cờ phát hiện có một khối u quái buồng trứng trái. […]
Trong lúc lặt lá mai để đón Tết, người đàn ông 48 tuổi vô tình xoay người sai tư thế khiến cột sống anh bị tổn […]
Người phụ nữ 51 tuổi với 02 khối u xơ tử cung to tương đương với thai kỳ 4 tháng tuổi, biến chứng xuất huyết âm […]
Trong lúc chạy xe máy từ ruộng về nhà, ông T (82 tuổi, huyện Củ Chi) đã bị té xuống ruộng gây gãy đốt sống cổ. […]